Phương Hải
Từ gốc tích đến một số nhận định của các tác giả nước ngoài về chùa Thiên Mụ / Phương Hải // 1996,.-//Thừa Thiên Huế. - ,.-//1996. // ,.-//Ngày 18 tháng 11.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Chùa Thiên Mụ là một mẫu mực về phong cách kiến trúc cảnh quan ở Huế. Chùa có nhiều cách gọi khác nhau với nhiều lý do nhất là cách phiên âm chữ Hán. Tác giả A.Bon-nơm trong 3 bài nghiên cứu đăng ở B.A.V.H năm 1915 phiên âm thành Thiên Mẫu. Tác giả Việt là ông Dương Văn An trong "ô Châu Cận Lục" phiên âmthành Thiên Mỗ. Nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là Thiên Mụ. Năm 1862 chữ Thiên Mụ được đổi thành Linh Mụ vì Tự Đức cấm dùng chữ Thiên. Đến 1869 việc cấm này lại được Tự Đức bãi bỏ. Huyền thoại về chùa Thiên Mụ được các tác giả Việt Nam đề cập đến trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, trong "ô Châu Cận Lục" của Dương Văn An, trong Việt Nam Khai Quốc Chí Truyện và trong bài văn bia Phước Duyên Bửu Tháp của vua Thiệu Trị. Tác giả nước ngoài: ông Lê-ô-phôn Ca-đi-e đã đăng nhiều bài viết nghiên cứu về chùa Thiên Mụ ở tạp chí BAVH và BEFEO. Tác giả A.Bon-nơm đã viết 3 bài khảo cứu về chùa Thiên Mụ đăng ở tạp chí BAVH (1915), đó là các bài:"Lịch sử chùa Thiên Mẫu", "Mô tả chùa Thiên Mẫu" và "Những tấm bia ở chùa Thiên Mẫu". Cả hai tác giả nước ngoài này đều có những đóng góp trong việc nghiên cứu về lịch sử, đặc điểm nghệ thuật của chùa Thiên Mụ. Chính điều đó tạo nên một gạch nối giữa nhiều thế hệ, nhằm làm rõ "bức thông điệp" của người xưa gởi lại cho đời sau. |