Xuân Huy
Phải chăng niên hiệu Gia Long là chữ đầu và chữ cuối của Gia Định và Thăng Long? // 2000,.-//Ngày 22 tháng 10,.-//Thừa Thiên Huế.
Thông tin chi tiết
Tóm tắt : | Từ Gia (Tốt đẹp) của niên hiệu Gia Long trùng với từ Gia của địa danh Gia Định. Từ Long (đầy đặn, lớn lao, phồn thịnh) khác với từ Long (con rồng) của tên kinh đô cũ Thăng Long. 20 ngày sau khi có niên hiệu Gia Long, ngày 21/5 Nhâm Tuất, xa giá của Gia Long mới ra thu phục Thăng Long, chữ Long trong niên hiệu Gia Long có trước khi nhà Nguyễn ra thu phục đất Thăng Long. Theo Bắc Thành Dư Địa Chí do Nguyễn Đông Khê sao lục dưới thời Thiệu Trị, mục viết về thành Thăng Long cho biết "Đến năm Gia Long thứ 4 ất Sửu (1805) mới sửa sang cho rộng rãi hơn, lại đổi chữ Long là rồng làm chữ Long là thịnh, là lấy nghĩa mong ước được thăng bình và thịnh trị". Như thế, không có chuyện vua Gia Long lấy nửa địa danh Gia Định và nửa địa danh Thăng Long làm niên hiệu, mà ngược lại ông đã sửa địa danh cho khớp với niên hiệu của ông |