loading

Bài trích

Hải Trung

Sự tiếp biến trong đời sống của hình tượng Tứ Linh Huế // 1999,.-//Ngày 26 tháng 9,.-//Thừa Thiên Huế.

Thông tin chi tiết

Tóm tắt :

Tứ Linh Huế gồm Long - Lân - Quy - Phụng, góp phần quan trọng trong nghệ thuật trang trí Huế, trong đời sống tâm thức, trong sinh hoạt giải trí của cư dân làm nên một nét riêng, ghi đậm dấu ấn văn hóa xứ sở. Rồng là linh vật đứng đầu trong bộ tứ linh. Con rồng Huế trong nhận thức của người Việt là một linh vật đa dạng với pháp lực vô song liên quan đến phúc họa của con người. Trong quan niệm của cung đình, rồng là biểu tượng quyền uy của nhà Vua, nó trở thành biểu tượng phổ biến nhất trong mỹ thuật kiến trúc Huế, trên long bào của nhà Vua...Con lân là biểu tượng cho sự hiền lành, nhân đức, lòng trung thành. Lân Huế được biến hóa cách điệu qua nhiều hình ảnh và tên gọi khác nhau: nghê, sấu, long mã, sư tử...Rùa gắn liền với quan niệm thân phận mang tính đẳng cấp nhưng cũng là biểu tượng cho sự bền vững, tường tồn thể hiện ở bia tiến sĩ trong Văn Miếu. Phụng trượng trưng cho sự trang nhã, quý phái của gái đẹp thời phong kiến thể hiện trên xiêm y hoàng hậu, hoàng phi. Tứ linh còn có mặt ở nhiều hình thức nghệ thuật mang tính tinh thần như múa tứ linh, múa lân, múa quy, múa phụng, trong nghệ thuật trang trí ẩm thực.

Top